Search This Blog

Thủy đậu: căn bệnh của mùa xuân

Mùa xuân là dịp mà dịch thủy đậu bùng phát, nhất là ở trẻ nhỏ. Với một số tên gọi khác như phỏng rạ (miền Bắc) hoặc trái rạ (miền Nam), thủy...

Thủy đậu: căn bệnh của mùa xuân

Mùa xuân là dịp mà dịch thủy đậu bùng phát, nhất là ở trẻ nhỏ. Với một số tên gọi khác như phỏng rạ (miền Bắc) hoặc trái rạ (miền Nam), thủy đậu thường xuất hiện ở khu đông dân vào lúc giao mùa. Và trẻ em từ 2 – 7 tuổi là đối tượng dễ mắc thủy đậu nhất nên ba mẹ cần có chế độ chăm sóc và phòng ngừa thích hợp.

Triệu chứng của bệnh thủy đậu


Bệnh thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, do virus Varicella Zoster gây ra. Thời kỳ ủ bệnh từ 10 – 21 ngày, trung bình là 14 ngày, trẻ không có triệu chứng gì đặc biệt. Thời khởi phát kéo dài từ nửa ngày đến 1 ngày với các biểu hiện như nhức đầu, sổ mũi và đau mình.


Ở thời kỳ toàn phát, thủy đậu thường biểu hiện qua các ban sần ở mặt, da đầu, thân, các chi, niêm mạc hầu họng, mũi, khí quản. Mụn nước gây ngứa và khó chịu toàn thân, kèm theo sốt. Đầu tiên, nốt phỏng nông, thưa mọc rất nhanh, sau đó mọc thành nhiều đợt, cách nhau 2 – 3 ngày.


Nếu bị nhiễm khuẩn, nốt đậu sẽ mưng mủ, sưng to và rất ngứa, nếu gãi trầy da có thể để lại sẹo sâu. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, nốt đậu có thể đóng vẩy từ 4 – 6 ngày, sau khoảng 1 tuần bệnh sẽ khỏi và không để lại sẹo.

Thủy đậu căn bệnh mùa xuân


Ảnh: Sưu tầm Internet


Trẻ em từ 2 – 7 tuổi là đối tượng dễ mắc thủy đậu nhất

Một số biến chứng của bệnh thủy đậu


Thủy đậu là một bệnh lành tính, nhưng nếu không cẩn thận có thể gây nhiễm trùng để lại sẹo và các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi, viêm niêm mạc miệng, thậm chí nhiễm trùng máu do bội nhiễm vi khuẩn hoặc viêm não gây tử vong. Các biến chứng như viêm thận, viêm khớp tràn dịch, viêm phổi thường gặp chủ yếu ở người trưởng thành bị thủy đậu.


Bệnh thủy đậu rất nguy hiểm đối với phụ nữ có thai. Trong nửa đầu của thai kỳ nếu mắc thủy đậu thì thai nhi có thể bị dị dạng. Nếu trước sinh một tuần, người mẹ bị thủy đậu, trẻ sinh ra có nguy cơ tử vong.

Tổn thương thủy đậu ở mắt


Mụn phỏng thủy đậu có thể mọc trên da mi mắt và cả bờ chân lông mi. Nếu không vệ sinh cẩn thận, dịch viêm của nó dây vào mắt gây viêm kết mạc. Đặc biệt là các mụn ở bờ hai mi, khi vỡ, loét ra, thường dính dần hai bờ mi (kiểu vá săm xe), nhất là sau một giấc ngủ.


Cho nên, khi trẻ nhỏ bị thủy đậu, bố mẹ, người chăm sóc trẻ phải nhớ dùng thuốc tra mắt cho trẻ và giúp cháu mở mắt, đặc biệt là sau một đêm ngủ dậy.

Thủy đậu dễ nhầm với các bệnh khác


Trong giai đoạn đầu của bệnh thủy đậu có thể nhầm với bệnh viêm đường hô hấp, sởi, bệnh Rubella. Một số trường hợp, khi mắc bệnh thủy đậu thể nhẹ (đặc biệt là người trưởng thành) và chỉ có ở tay hoặc chân kèm theo ngứa có thể nhầm với viêm da dị ứng, các bệnh sốt phát ban khác hoặc bệnh ghẻ.


Bệnh thủy đậu cũng có thể nhầm với bệnh Zona (đây cũng là một bệnh do virut Varicella Zoster gây ra). Nhưng Zona thường có các nốt phỏng mọc theo dọc dây thần kinh và thường chỉ có một bên của cơ thể (một bên lưng, một bên ngực, một bên mặt…).


Thông thường, nếu người lớn mắc bệnh zona thì hầu hết họ đã bị thủy đậu lúc còn nhỏ, khi khỏi bệnh, virut Varicella Zoster nằm ẩn mình vào thần kinh ở vùng sâu, khi có điều kiện chúng lại xuất hiện và gây bệnh zona.

Con đường lây lan của bệnh thủy đậu


Bệnh thủy đậu lây lan qua đường hô hấp khi hít phải những giọt nước từ dịch ho hay nước mũi của người bệnh, hoặc lây do tiếp xúc với mụn nước, quần áo, vải trải giường của người bệnh… nên rất dễ bùng phát thành dịch lớn, đặc biệt ở trẻ nhỏ.


Sau khi trẻ bị thủy đậu, cơ thể sẽ tự tạo ra một cơ chế đề kháng cao, vì vậy mà hiếm hai có thể mắc thủy đậu 2 lần trong đời.

Phòng bệnh thủy đậu thế nào?


Khoảng 90% những người chưa tiêm chủng ngừa hoặc chưa từng bị thủy đậu sẽ bị lây nhiễm nếu tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Vì vậy cách phòng tránh tốt nhất là tiêm phòng thủy đậu và tránh tiếp xúc với người bị bệnh. Đối với trẻ em, từ khi sinh ra, nếu được tiêm phòng khoảng 2 mũi thủy đậu sẽ rất ít khi mắc thủy đậu thể nhẹ.


Cách ly là một cách hiệu quả giúp phòng ngừa thủy đậu lan rộng. Khi trẻ bị thủy đậu, ba mẹ cần cho trẻ ở nhà với gia đình không nên đến lớp học, để tránh lây bệnh cho trẻ lành.


Để tránh bệnh thủy đậu lan ra nhiều vùng da trên cơ thể và lây cho người khác thì khi bị bệnh, cần giữ vệ sinh da sạch sẽ không để nhiễm khuẩn và lây lan ra các dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi làm lây nhiễm cho trẻ khác.


Ngoài ra, ba mẹ cần có chế độ dinh dưỡng cho trẻ thật tốt để nâng cao sức đề kháng. Tốt nhất vẫn là tiêm vaccin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ và cả người lớn chưa có miễn dịch với bệnh thủy đậu.

tapchiyduoc


Xem Thêm Bài Viết : Sức Khỏe Gia Ðình




Nguồn: Thủy đậu: căn bệnh của mùa xuân

COMMENTS

Name

ltr
item
Gia Đình Viêt Nam Online: Thủy đậu: căn bệnh của mùa xuân
Thủy đậu: căn bệnh của mùa xuân
https://giadinhvietonline.com/wp-content/uploads/2018/05/Th%E1%BB%A7y-%C4%91%E1%BA%ADu-c%C4%83n-b%E1%BB%87nh-c%E1%BB%A7a-m%C3%B9a-xu%C3%A2n.jpg
Gia Đình Viêt Nam Online
http://giadinhvietnamonline.blogspot.com/2018/05/thuy-au-can-benh-cua-mua-xuan.html
http://giadinhvietnamonline.blogspot.com/
http://giadinhvietnamonline.blogspot.com/
http://giadinhvietnamonline.blogspot.com/2018/05/thuy-au-can-benh-cua-mua-xuan.html
true
7291360422151222033
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy