Search This Blog

Những điều mẹ cần biết khi tiêm vắc-xin sởi cho trẻ

Những điều cần biết khi tiêm vắc-xin sởi cho trẻ Tiêm vacxin là cách tốt nhất để phòng ngừa trẻ mắc bệnh sợi nhờ khả năng tăng sức đề kháng ...

Những điều mẹ cần biết khi tiêm vắc-xin sởi cho trẻ

Những điều cần biết khi tiêm vắc-xin sởi cho trẻ


Tiêm vacxin là cách tốt nhất để phòng ngừa trẻ mắc bệnh sợi nhờ khả năng tăng sức đề kháng trước virus rubella và miễn dịch khi dịch sởi bùng phát. Vậy đâu là những điều mẹ cần biết khi tiêm phòng dịch sởi?

1. Các loại vắc-xin sởi


Hiện nay, trên thế giới có hàng chục loại vắc-xin sởi dưới dạng vắc-xin đơn hoặc vắc-xin phối hợp bao gồm sởi-rubella hoặc sởi-quai bị-rubella.


Hầu hết các vắc-xin được trình bày dưới dạng vắc-xin đông khô đi kèm với dung môi. Hiện nay, vắc-xin dạng xịt đang được nghiên cứu trên thế giới.

2. Tác dụng của tiêm vắc-xin sởi


Sau khi tiêm, vắc-xin sẽ kích thích cơ thể đáp ứng tạo miễn dịch chống lại virus sởi, bao gồm miễn dịch thể, miễn dịch tế bào và interferon.

Tiêm vacxin sởi cho trẻ


Ảnh: Sưu tầm Internet


Tiêm vắc-xin sởi giúp cơ thể tạo ra cơ chế miễn dịch kháng lại virus gây sởi

3. Tiêm vắc-xin sởi có thể hoàn toàn tránh được bệnh sởi?


Giống như các vắc-xin khác, tiêm vắc-xin sởi không có hiệu quả phòng bệnh 100%. Theo Cục trưởng Y tế Dự phòng Trần Đắc Phu, trong các trường hợp tiêm phòng, nếu tiêm mũi 1 thì khoảng 85% trẻ có miễn dịch, thêm mũi 2 thì tăng lên 90%. Như vậy mỗi năm có khoảng 5-10% trẻ được tiêm phòng mà vẫn có khả năng nhiễm sởi.


Khả năng đáp ứng miễn dịch còn tuỳ thuộc vào tuổi tiêm vắc-xin, loại vắc-xin và tuỳ thuộc đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khoẻ của từng người, chất lượng vắc-xin và kỹ thuật thực hành tiêm chủng.

4. Trẻ em cần tiêm hai liều vắc-xin sởi


Trẻ em cần tiêm hai liều vắc-xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi và lúc 18 tháng tuổi. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm vắc-xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm vắc-xin có đáp ứng miễn dịch.


Nhưng khi thêm mũi thứ hai vào lúc 18 tháng có thể tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 90 – 95%.

5. Những ai cần tiêm mũi thứ hai vắc-xin sởi?


Là tất cả các trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất vắc-xin sởi, chưa tiêm vắc-xin sởi hoặc chưa từng mắc sởi.


Tuy nhiên, trong thực tế, đối tượng cần tiêm mũi thứ hai là tất cả các trường hợp chưa tiêm mũi thứ hai vắc-xin sởi hoặc những trường hợp không có đầy đủ bằng chứng (phiếu, sổ tiêm chủng) chứng minh đã tiêm mũi thứ hai.

6. Có nên tiêm vắc-xin đối với người đã từng mắc sởi?


Những trường hợp đã được xét nghiệm huyết thanh tìm IgM kháng sởi và có kết quả xét nghiệm dương tính không cần tiêm vắc-xin sởi.


Những trường hợp nghi ngờ mắc sởi trước đây nhưng không được chẩn đoán mắc sởi vẫn cần tiêm vắc-xin sởi.

Tiêm vacxin sởi cho bé


Ảnh: Sưu tầm Internet


Mỗi bé nên được tiêm 2 mũi vắc xin sởi để có thể phòng tránh tốt hơn

7. Có nên tiêm vắc-xin sau khi tiếp xúc với dịch sởi?


Vi rút sởi cần thời gian để xâm nhập vào các mô cơ thể gây bệnh. Do vậy, vắc-xin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc.


Việc tiêm vắc-xin trong vòng 6 ngày kể từ khi tiếp xúc có thể phòng biến chứng nặng của bệnh.

8. Lịch tiêm vắc-xin sởi?


Đối với tiêm vắc-xin sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, áp dụng lịch tiêm chủng do Bộ Y tế đã phê duyệt như sau:


Trong tiêm chủng thường xuyên: Mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.

Trong tiêm chủng chiến dịch: thực hiện tiêm vắc-xin cho tất cả các đối tượng trong phạm vi của chiến dịch.

Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm vắc-xin sởi là 1 tháng.


9. Có thể tiêm vắc-xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi hoặc trên 18 tháng tuổi không?


Chỉ tiêm vắc-xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi khi có chỉ đạo của chương trình TCMR trong trường hợp cần thiết. Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi không được tính là 1 mũi vắc-xin, nên cần tiêm ngay vắc-xin khi đủ 9 tháng tuổi.


Những trẻ trên 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ hai mũi vắc-xin sởi cần tiêm đủ mũi càng sớm càng tốt.

10. Các trường hợp có thể tiêm vắc-xin sởi


Hầu hết các trẻ đủ sức khỏe và đủ độ tuổi đều có thể tiêm vắc-xin


Các trường hợp trẻ bị vẹo vách mũi, nhỏ quá hoặc ốm yếu

Trẻ còn bú sữa mẹ

Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vắc-xin sởi

Các bé có tiêm vắc-xin DPT, viêm gan B hay vắc-xin phòng uốn ván vẫn có thể tiêm vắc-xin sởi, chỉ cần tiêm ở hai chi khác nhau.

Có thể tiêm vắc-xin sởi cho những người dương tính với HIV nhưng chưa chuyển sang giai đoạn AIDS.


11. Những trường hợp nào không nên tiêm vắc-xin sởi?


Các trường hợp sốt, nhiễm trùng cấp tính đang tiến triển cần tạm hoãn tiêm.


Phụ nữ có thai, các trường hợp sau khi tiêm mới phát hiện đã có thai cần thông báo cho cán bộ y tế để được theo dõi. Các bác sỹ cũng khuyến cáo rằng phụ nữ nên tránh có thai ít nhất 1 tháng sau khi tiêm vắc-xin.


Không tiêm vắc-xin sởi cho các trường hợp suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải (AIDS), đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị hoặc mắc các bệnh ác tính do ở những trường hợp này, khả năng tạo miễn dịch chủ động bị suy giảm.

12. Tiêm vắc-xin sởi có thể bị nhiễm vi rút sởi không?


Có, bởi vì vắc-xin chứa vi rút sởi đã bị làm yếu nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ các trường hợp sau tiêm vắc-xin bị mắc sởi. Triệu chứng thường nhẹ. Những người này không gây lây nhiễm vi rút cho người khác nên không cần cách ly.

13.Có thể gặp những tác dụng phụ gì khi tiêm vắc-xin sởi?


Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ, có thể biểu hiện như với các vắc-xin khác: sốt (5-15%), phát ban (5%), sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm… Hầu hết những tác dụng phụ sẽ hết trong khoảng từ 1-2 ngày mà không cần điều trị.


Phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc-xin sởi là rất hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra. Nhưng để đảm bảo an toàn tiêm chủng, cán bộ y tế cần theo dõi trẻ trong vòng 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm.

healthplus


Xem Thêm Bài Viết : Sức Khỏe Gia Ðình




Nguồn: Những điều mẹ cần biết khi tiêm vắc-xin sởi cho trẻ

COMMENTS

Name

ltr
item
Gia Đình Viêt Nam Online: Những điều mẹ cần biết khi tiêm vắc-xin sởi cho trẻ
Những điều mẹ cần biết khi tiêm vắc-xin sởi cho trẻ
https://giadinhvietonline.com/wp-content/uploads/2018/05/Nh%E1%BB%AFng-%C4%91i%E1%BB%81u-m%E1%BA%B9-c%E1%BA%A7n-bi%E1%BA%BFt-khi-ti%C3%AAm-v%E1%BA%AFc-xin-s%E1%BB%9Fi-cho-tr%E1%BA%BB.jpg
Gia Đình Viêt Nam Online
http://giadinhvietnamonline.blogspot.com/2018/05/nhung-ieu-me-can-biet-khi-tiem-vac-xin.html
http://giadinhvietnamonline.blogspot.com/
http://giadinhvietnamonline.blogspot.com/
http://giadinhvietnamonline.blogspot.com/2018/05/nhung-ieu-me-can-biet-khi-tiem-vac-xin.html
true
7291360422151222033
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy