Search This Blog

Khi Bé Bắt Đầu Ăn Dặm

Có một câu hỏi mà rất nhiều bà mẹ quan tâm khi trẻ bước vào tuổi ăn dặm: Bé nhà tôi đã 7 -8 tháng tuổi, nhưng bé chỉ đòi ăn sữa, ...

Khi Bé Bắt Đầu Ăn Dặm

Có một câu hỏi mà rất nhiều bà mẹ quan tâm khi trẻ bước vào tuổi ăn dặm: Bé nhà tôi đã 7 -8 tháng tuổi, nhưng bé chỉ đòi ăn sữa, không ăn bột. Phải làm sao đây?”​


Từ 3-8 tháng tuổi: Các bé đều rất khác nhau trong việc ăn uống, nhất là không thể kết luận bé này biết ăn nhanh hơn các bé khác. Một số bé thích bú lâu hơn, và khi ăn dặm sẽ khiến bé buồn nôn. Một số bé khác thích ăn dặm từ rất sớm. Mục đích của việc đa dạng hoá thành phần thức ăn cho trẻ không chỉ để đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng cho bé lớn lên, mà còn để bé khám phá các hương vị mới mà bé chưa biết.


Tôn trọng nhu cầu cũng như nhịp độ phát triển của trẻ


Sự biến đổi này được đánh dấu bằng việc thức ăn dạng sữa được chuyển dần thành thức ăn đặc hơn một chút, có thêm nhiều thành phần hơn và cuối cùng là thành các miếng thức ăn. Hơn nữa, em bé sẽ học cách từ bỏ bình bú sữa để thử dùng thìa và tiếp xúc với cái lạnh và cứng của thìa đôi khi sẽ làm cho bé ghê sợ: Bé thích sử dụng các ngón tay của mình hơn!


Sự thay đổi này chỉ nên tiến hành một cách nhẹ nhàng, có tính đến các yếu tố tâm lý cũng như sở thích của mỗi bé. Như vậy, việc chuyển sang dùng thìa cho trẻ đòi hỏi một mức độ thành thục nào đó của các nơron thần kinh kiên quan đến cơ bắp: thay vì bú mẹ, các bé bây giờ phải chuyển sang dùng thức ăn có tác động phần nào đó đến sự vận động của lưỡi đẩy vào cuống họng. Nhưng bé có khả năng làm chủ kỹ năng này ở các độ tuổi rất đa dạng, từ 3 đến 8 tháng tuổi.


Cuối cùng, một số bé hoàn toàn có khả năng nhai, nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào bình sữa và sẽ từ chối các thức ăn dai và vón cục, tuỳ theo sở thích, không phải do bé chưa thành thục. Tất cả điều này cho thấy rằng, tốt hơn hết là không vội vã chuyển đổi giai đoạn ăn cho trẻ, nhưng thường xuyên nên đề nghị cho bé những các mới.


Từ 3 đến 6 tháng: thìa


Tới 3 tháng tuổi, thức ăn của bé đã có thể là thức ăn đặc, thức ăn dạng sữa, giảm dần ở một số bé, trong khi kỹ năng nuốt ngày một tinh luyện hơn. Thêm một thìa sữa bột vào bình sữa cho bé  vào buổi tối, là bạn đang thay đổi thành phần bữa ăn của bé. Từ 4 đến 5 tháng, là giai đoạn bé bắt đầu mọc những cái răng đầu tiên, còn đối với một số bé bắt đầu mọc răng cửa. Việc mút bình sữa sẽ nhanh chóng nhường lại cho việc dùng thìa. Em bé thưởng thức các loại hoa quả, các loại rau trộn lẫn đẻ quen dần với thức ăn hỗn hợp, đặc hơn sữa hay bột ngũ cốc.


Vào 6 tháng tuổi, phần lớn các bé đã biết nhai, dù là bé chưa có răng. Bé sẽ sử dụng lưỡi của mình để đặt thức ăn sao cho phù hợp vị trí trong miệng, sau khi đã cảm nhận rõ mùi vị và thành phần thức ăn.


Việc cho bé ăn thịt, hay cá trộn lẫn, các loại thức ăn có nhiều thớ hơn các loại khác sẽ giúp bé chuyển sang giai đoạn ăn dặm nhanh hơn.


Từ 7 đến 12 tháng: Bé biết nhai


Khi 7 tháng tuổi, bé có 4 , 2 hoặc cũng có thể chưa có cái răng cửa nào, các bé phải chịu những cơn đau do mọc răng và vì vậy điều này sẽ khiến các bé có thể nhay, mút và nhai bánh bích quy hay các mẩu bánh mì. Một niềm vui thích thật sự với các bé, nhưng cần phải có sự kiểm soát của cha mẹ vì bé có thể bị ngẹn.


Từ 9 đến 12 tháng, em bé nhai ngày càng nhiều hơn. Bé sẽ chuyển sang giai đoạn khám phá tất cả các mùi vị cũng như các cảm nhận về ẩm thực ngày một đa dạng. Và để đi đến tận cùng của quá trình khám phá này thì bé không ngại ngần dùng đến các ngón tay. Các loại rau quả không cần phải trộn lẫn nữa nhưng được làm mềm để bé ăn dễ dàng hơn.


Gạo, bột mì (được nấu chín) được làm ướt có thể dần dần thay thế món khoai tây trộn truyền thống. Đây là những mẩu bánh nhỏ thật sự lần đầu tiên xuất hiện trong thực đơn của bé!


Hai tuổi: rất nhiều răng !


Sau đó, khoảng từ 12 đến 18 tháng, những thay đổi lớn xuất hiện trong đời sống thức ăn của trẻ. Bây giờ, bé đã có một công cụ hữu hiệu phục vụ cho việc ăn uống là những chiếc răng và bé có thể nhai các loại thức ăn có thành phần cứng hơn: hoa quả tươi, rau sạch, ruột bánh mì, cá xé nhỏ, trứng và phomát.


Lưu ý:  Sau 18 tháng tuổi, bé ngồi ở bàn ăn cùng người lớn


– Bé cầm được thìa và thường xuyên chọc ngoáy thức ăn một mình


– Bé thử ăn một lượng nhỏ thức ăn sống, nhưng phải cho bé ăn hỗn hợp.


– Tới 2 tuổi, mặc dù bé thường xuyên được ngồi ăn cùng người lớn, nhưng bé vẫn cần ăn thức ăn hỗn hợp, dù không bị cấm ăn các loại bánh bích quy hay ruột bánh mì


– Không có mối liên hệ nào giữa độ tuổi mọc răng và việc chấp nhận thành phần này hay thành phần khác của thức ăn. Thực tế, nếu bé bắt đầu biết nhai, thường xảy ra nhất là vào thời điểm những cái răng đầu tiên mọc lên (tất nhiên nó cũng theo từng bé), thì quá trình nhai thức ăn của bé luôn là một bài học dài.


Trần Khánh Nguyên (Theo Parents)


Xem Thêm Bài Viết: nuôi dạy con.




Nguồn: Khi Bé Bắt Đầu Ăn Dặm

COMMENTS

Name

ltr
item
Gia Đình Viêt Nam Online: Khi Bé Bắt Đầu Ăn Dặm
Khi Bé Bắt Đầu Ăn Dặm
https://giadinhvietonline.com/wp-content/uploads/2018/01/an-dam-be-chi-huy.jpg
Gia Đình Viêt Nam Online
http://giadinhvietnamonline.blogspot.com/2018/01/khi-be-bat-au-dam.html
http://giadinhvietnamonline.blogspot.com/
http://giadinhvietnamonline.blogspot.com/
http://giadinhvietnamonline.blogspot.com/2018/01/khi-be-bat-au-dam.html
true
7291360422151222033
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy